Bước tới nội dung

FA Community Shield

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Siêu cúp Anh)
FA Community Shield
Cơ quan tổ chứcHiệp hội bóng đá Anh
Thành lập1908; 116 năm trước (1908)
Khu vựcAnh
Số đội2
Đội vô địch
hiện tại
Manchester City (lần thứ 7)
Câu lạc bộ
thành công nhất
Manchester United (21 lần)
Truyền hìnhBT Sport
BBC (highlights)
Danh sách các đài phát sóng quốc tế
Trang webFA Community Shield
FA Community Shield 2024

FA Community Shield (tên cũ là FA Charity Shield, truyền thông Việt Nam còn gọi là Siêu cúp Anh) là trận đấu hàng năm của nước Anh thường diễn ra đầu mùa giải mới giữa đội vô địch Giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPL) và đội vô địch Cúp FA.[1] Nếu mùa giải trước đó một đội vừa vô địch EPL và Cúp FA thì sẽ đấu với đội á quân EPL.

Tên Community Shield (Chiếc khiên Cộng đồng) là cái tên mới cho cái tên Charity Shield vốn đã có lịch sử 94 năm, việc thay đổi tên này bắt đầu từ giải đấu năm 2002. Đây cũng là tên của chiếc khiên mà đội chiến thắng sẽ nâng cao sau trận đấu.

Trận tranh danh hiệu đầu tiên diễn ra vào năm 1908, đấu lại sau trận hòa 1-1, Manchester United, lúc ấy là đương kim vô địch quốc gia, đã thắng đội đoạt chức quán quân giải miền nam Queens Park Rangers với tỷ số đậm 4-0.[2]

Manchester United đang là đội bóng giành được nhiều Charity Shield/Community Shield nhất với 21 lần, lần gần đây nhất là năm 2016.[3] Nhà vô địch hiện tại là đương kim vô địch Giải bóng đá Ngoại hạng Anh 2023–24 Manchester City, đội đã đánh bại nhà vô địch Cúp FA 2023–24 Manchester United với tỷ số 7–6 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1–1 trong trận đấu năm 2024.

Các kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Community Shield - chiếc khiên dành cho đội chiến thắng trận đấu
  • Các đội bóng thành công nhất: Manchester United (17 chiến thắng, 4 chia sẻ), Arsenal (15 chiến thắng, 1 chia sẻ), Liverpool (11 chiến thắng, 5 chia sẻ) và Everton (8 chiến thắng, 1 chia sẻ).
  • Giành chiến thắng với tỷ số cao nhất: Manchester United thắng 8–4 trước Swindon Town trong trận Charity Shield 1911.[1]
  • Everton giữ kỷ lục chiến thắng liên tiếp: 4 lần từ năm 1984 đến năm 1987. Tuy nhiên, Năm 1986 bị chia sẻ danh hiệu với Liverpool. Manchester United giữ kỷ lục thất bại liên tiếp: 4 từ năm 1998 đến 2001. Trong thời gian này Manchester United giữ kỷ lục chuỗi trận thi đấu liên tiếp nhiều nhất: 6 lần từ năm 1996 đến năm 2001 trong đó có 2 chiến thắng.
  • Thủ môn Pat Jennings của Tottenham ghi bàn vào lưới Manchester United từ vòng cấm của mình trong trận tranh Charity Shield 1967, cả hai đội bóng chia sẻ danh hiệu khi tỷ số hòa 3-3.[1]
  • Brighton & Hove AlbionLeicester City là 2 câu lạc bộ duy nhất từng giành danh hiệu mà không đoạt Cúp FA hay chức vô địch Quốc gia. Leicester là nhà vô địch giải hạng Hai Anh (xem ở dưới) và Brighton vô địch Southern League.

Nơi thi đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Sân trung lập và sân khách mời
Sân Số lần Năm
Stamford Bridge, London
10
1908, 1909, 1910, 1911, 1923, 1927, 1930, 1950,[1] 1955, 1970
Highbury, London
7
1924, 1934, 1935, 1938, 1948, 1949, 1953
White Hart Lane, London
6
1912, 1920, 1921, 1925, 1951, 1961
Old Trafford, Manchester
6
1922, 1928, 1952, 1957, 1965, 1967
Maine Road, Manchester
5
1926, 1937, 1956, 1968, 1973
Villa Park, Birmingham
3
1931, 1972, 2012
Goodison Park, Liverpool
3
1933, 1963, 1966
The Den, London
2
1913, 1929
Molineux, Wolverhampton
2
1954, 1959
King Power, Leicester
1
2022

Những sân in nghiêng là những sân không còn tồn tại.

Nơi thi đấu lâu dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1974, Charity Shield/Community Shield được thi đấu trên một sân trung lập hơn là sân nhà của một câu lạc bộ nào đó.[4]

Sân trung lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo lịch thì trận đấu sẽ diễn ra trên sân trung lập hoặc sân nhà của một đội bóng tham gia. Đã có tổng cộng 17 sân được sử dụng cho trận đấu này cùng với 3 sân nói ở trên. Sân trung lập đầu tiên tổ chức là Stamford Bridge năm 1908 còn sân cuối cùng là Villa Park năm 2012, do Wembley và Thiên niên kỷ tổ chúc bóng đá tại Olympic 2012. Các sân vận động được cân nhắc là St James' Park, và Sân vận động Ánh sáng nhưng Villa Park đã được chọn.[5]

Có 8 sân chỉ tổ chức một lần là: St James' Park năm 1932, Roker Park năm 1936, Burnden Park năm 1958, Turf Moor năm 1960, Portman Road năm 1962, Anfield năm 1964, Elland Road năm 1969 và Filbert Street năm 1971. 9 sân khác tổ chức hơn một lần.

Các đội vô địch

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “The FA Community Shield history”. The FA Cup & Competitions. The FA. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Siêu Cup nước Anh đổi tên”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “FA Community Shield: Leicester City v Man Utd - live updates Read more at http://www.thefa.com/news/competitions/fa-community-shield/2016/aug/fa-community-shield-leicester-city-manchester-united-live-updates#oAARZQHbOfeuYWg1.99”. The FA. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2016. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  4. ^ “History of the Charity Shield”. BBC. ngày 9 tháng 8 năm 2001. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2010.
  5. ^ Stone, Simon (ngày 16 tháng 2 năm 2011). “Old Trafford in pole for 2012 Community Shield”. The Independent. London. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]